Tổng hợp thông tin về kết cấu thép dầm móng khi xây dựng

ket-cau-thep-dam-mong

Công trình muốn bền vững cần tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố về nền móng. Trong đó, kết cấu thép dầm móng đóng vai trò quan trọng liên kết các bộ phận với nhau. Bạn biết gì về dầm móng, cấu tạo của bao gồm bộ phận nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Luoithephan.com nhé.  

1. Thép dầm móng là gì?

Dầm móng hay nhiều người còn gọi là giằng móng. Có cấu tạo từ cốt thép và bê tông để tạo nên một khối quan trọng, liên kết giữa móng và các bộ phận khác. Dầm móng được thiết kế với kết cấu theo phương ngang của ngôi nhà. Một số trường hợp khác có thể nằm giữa hoặc trong hay ngoài cột.

Thép dầm móng 
Thép dầm móng

Khi xây nhà, dầm móng có vai trò quan trọng, được sử dụng để tăng độ vững chắc, tạo phần móng kiên cố, giúp ngôi nhà luôn chắc chắn, bền vững theo thời gian.

2. Cấu tạo thép dầm móng

Đây là bộ phận được xây gối lên móng có kích thước và hình dáng tùy theo khoảng cách cột. Đối với cột có khoảng cách 6m thì kết cấu dầm móng có hình thang hoặc hình chữ nhật. Phù hợp với công trình so với các dầm móng hình chữ T vẫn hay sử dụng.

Về độ cao

Dầm móng được xây dựng không chạm nước, có độ cao thấp hơn mặt nền khoảng 50mm. Phía dưới chèn thêm cát, đá dăm,… để không ảnh hưởng đến móng và tạo độ kiên cố cho công trình.

Thông thường, người ta chia thành các dạng như:

Dầm móng đơn

Được cấu tạo từ cốt thép dày và đổ bê tông vào, có dạng hình trụ. Vai trò của dầm móng đơn là làm vật đỡ cho các móng cốc, hạn chế tình trạng bị sụt móng, lún móng khi xây nhà.

Cấu tạo thép dầm móng
Cấu tạo thép dầm móng

Dầm móng bè

Kết cấu này thường được người thợ áp dụng khi thi công trên nền đất yếu, gồm 1 lớp bê tông có độ dày 100mm. Trải rộng khắp công trình.

Dầm móng băng

 Kích thước trung bình khoảng 300x700mm. Được tạo nên từ một lớp bê tông, có nhiệm vụ làm lớp lót móng. Được ứng dụng trong nhiều công trình, có khả năng chịu lực tốt.

3. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp kết cấu thép dầm móng

Với khả năng chịu lực tốt và dễ uốn cong, thép dầm móng luôn được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định. Trong đó, có 2 dạng tiêu biểu chúng ta nên biết đó là:

Kết cấu thép dầm móng trong thiết diện ngang

Bước 1: Đường kính cốt thép dọc dầm

Đầu tiên, xác định đường kính tại phần cốt thép dọc dầm để đảm bảo tuân thủ về khả năng chịu lực. Đối với dầm sàn, cốt thép chịu lực có đường kính từ 12 – 25mm. Phần dầm chính đường kính 32mm. Không chọn bề rộng dầm có tỷ lệ đường kính lớn hơn 1/10.

Kết cấu thép dầm móng trong thiết diện ngang
Kết cấu thép dầm móng trong thiết diện ngang

Bước 2: Phân biệt lớp bảo vệ cốt thép dầm

Khi thi công, bắt buộc chúng ta cần phân biệt lớp bảo vệ phần cốt thép chịu lực cấp 1 và đai cấp 2.

Về chiều dày: Tuân thủ quy định không nhỏ và lớn hơn đường kính cốt thép

Bước 3: Nguyên tắc về khoảng hở của cốt thép dầm

Có thể hiểu đơn giản đây là khoảng thông thủy của cốt thép. Tuân thủ quy định kích thước không nhỏ hơn trị số lớn và không bé hơn so với trị số của đường kính cốt thép. Phần cốt thép đặt trên phải đảm bảo 30mm, cốt thép đặt dưới là 25mm. Khoảng cách giữa 2 phần là 50mm.

Bước 4: Khoảng cách giao nhau của cốt thép dầm

Kết cấu thép dầm móng phải được bố trí giao nhau, tạo thành điểm vuông góc giữa dầm chính và dầm sàn. Đối với trường hợp được đặt thành 2 hàng nên đặt cách nhau để đảm bảo không bị vướng hoặc chạm.

Kết cấu trong thiết diện dọc

Theo nguyên tắc chung, momen dương ở phía dưới, mômen âm cốt thép dọc ở trên. Bố trí phần cốt thép sao cho đặt tại vị trí ở tiết diện với momen lớn nhất. Với trường hợp cần cắt, uốn cốt thép,… cần đảm bảo tiêu chuẩn thép dư lớn hơn khả năng chịu lực trên tiết diện.

Theo nguyên tắc thép cột độc lập, cần bố trí theo từng nhịp. Cần chọn phần cốt thép độc lập, có thể dễ uốn theo yêu cầu, chịu được lực cắt. Số lượng thanh thép tại các vị trí như trên gối, bên, giữa phải khác nhau.

4. Vai trò của dầm móng

Dầm móng là yếu tố quan trọng để xây dựng một công trình. Những vai trò của nó có thể kể đến như:

  • Giảm khả năng biến dạng của sàn nhà.
  • Giảm tác động công trình lên nền móng, gia tăng độ cứng
  • Phân bổ đều tải trọng của nền móng khi xây dựng
  • Trường hợp bị lệch các điểm nút ở chân cột, giúp giảm khả năng xoay, di chuyển
  • Hạn chế bị rạn nứt, chống thấm cho công trình
Vai trò của dầm móng
Vai trò của dầm móng

Không chỉ vậy, nó còn tham gia vào công việc liên kết nền móng lại với nhau để tạo thành một thể thống nhất. Giúp công trình xây dựng luôn kiên cố và bền vững.

>> Tìm hiểu thêm:

Như vậy, bài viết trên Luoithephan.com đã giúp bạn tìm hiểu thông tin về kết cấu thép dầm móng rất chi tiết và đầy đủ. Bạn có thể truy cập thêm vào website của chúng tôi để tìm kiếm các tin tức, sản phẩm, dịch vụ khác trước khi xây dựng công trình thế kỷ cho gia đình. Chúc bạn tìm được nhiều điều hay và bổ ích. 

Liên hệ để được tư vấn thêm tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP HỢP NHẤT

  • Trụ sở chính: 1/5N Đường số 18B, KP10, P. Bình Hưng Hòa A, Bình Tân
  • Nhà máy: A6/9C Đường Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
  • Hotline: 0916.20.11.22 Mr Vũ
  • Email: sales@luoithephan.com – eng.nguyenvu@gmail.com