Tất tần tật thông tin về thép SKD11 trong ngành cơ khí

Thép SKD11, thắc mắc của một số người mới bước vào ngành cơ khí. Loại thép này được biết đến có hàm lượng cacbon cao, ứng dụng rộng rãi trong ngành gia công dập khuôn. Nếu bạn còn chưa rõ về loại thép này, hãy cùng luoithephan.com theo dõi bài viết này để có lời giải thích rõ ràng.

Thép SKD11 là gì?

Thép SKD11 được sử dụng phổ biến trong ngành cơ thế chế tạo chi tiết máy hoặc khuôn mẫu,… Đặc biệt, trong gia công khuôn dập nguội, loại thép này được sử dụng nhiều nhất. Với độ thấm tôi tuyệt vời, độ mài mòn cao, sự cân bằng hài hòa giữa độ dẻo và độ cứng nên có thể khẳng định dòng thép này đáp ứng hầu hết mọi tiêu chí trong ngành công nghiệp dập khuôn.

Thép SKD11 là gì?
Thép SKD11 là gì?

Thép SKD11 là loại được sản xuất tuân thủ theo quy định JIS của Nhật Bản. Tên gọi cũng như các đánh giá của SKD11 có sự khác nhau ở mỗi quốc gia. Song về thành phần hóa học, các loại thép SKD11 đều tương tự như nhau. 

Độ bền kéo của SKD11 vô cùng tốt, sau khi nhiệt luyện độ cứng của loại thép này đạt tới 58-60HRC. Vì vậy đem tới khả năng chống mài mòn cao, tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Đặc điểm của thép SKD11

  • Khả năng chống mài mòn cao.
  • Độ tinh khiết cao.
  • Đồng nhất cấu trúc vi mô.
  • Độ cứng tuyệt vời.

Thành phần cấu tạo

  • Carbon: 1.4-1.6%
  • Manga: 0.6
  • Crom: 11-13%, 
  • Mo: 0.8-1.2%

Tên gọi khác của thép SKD11 ở một số quốc gia

  • Hoa Kỳ: Thép SKD11 còn được gọi là thép D2 theo tiêu chuẩn AISI, mẫu thép này được dùng để chế tạo dao.
  • Nhật Bản: SLC là tên gọi của mẫu thép này tại xứ sở hoa anh đào. Tên gọi được đặt theo tiêu chuẩn HITACHI. Song với tiêu chuẩn DAIDO sẽ gọi là thép DC11.
  • Đức: Đặt tên thép là 2379 theo tiêu chuẩn DIN.
  • Thụy Điển: Tên gọi 2310 theo tiêu chuẩn SS.

Độ cứng của thép SKD11

Độ cứng của SKD11 trước khi xử lý nhiệt nằm trong khoảng từ 21 HRC-25HRC. Nhằm nâng cao độ cứng SKD11 có mức độ tương đương các dòng thép khác thì độ cứng của SKD11 sau khi xử lý nhiệt đạt từ 58HRC-60HRC.

Độ cứng của thép SKD11
Độ cứng của thép hiệu SKD11

Yêu cầu xử lý nhiệt đối với thép SKD11 sẽ phụ thuộc vào phạm vi gia công và nhu cầu của khách hàng nên độ cứng của nó là khác nhau.

Vậy cụ thể độ cứng của SKD11 khoảng chừng bao nhiêu. Quá trình nung nóng thép đến một nhiệt độ được xác định từ ban đầu gọi là nhiệt luyện. Rồi giữ nguyên nhiệt độ đó trong một khoảng thời gian phù hợp và làm nguội với tốc độ nhất định. Cách thức này làm tổ chức tế vi thay đổi và cơ tính của thép cũng dễ dàng thay đổi theo ý muốn.

Hướng dẫn xử lý và kiểm tra lỗi của thép SKD11 sau khi nhiệt luyện

Trong quá trình nhiệt luyện SKD11, khi gặp bất cứ lỗi nào, bạn cần kiểm tra lại xem đã đúng và đủ quá trình nhiệt luyện hay chưa. Dựa vào các yếu tố sau đây để kiểm tra.

Kiểm tra lỗi của thép SKD11
Kiểm tra lỗi của loại thép hiệu SKD11
  • Yêu cầu về nhiệt luyện tôi, ủ và ram đã đúng chưa? Bạn có thể tham khảo bảng thông số nhiệt độ nhiệt luyện từ thương hiệu sản xuất đã mua.
  • Yêu cầu về thời gian làm nguội và tôi giữ nhiệt đã đạt chuẩn hay chưa? Ví dụ, nếu cấu trúc phân tử của thép khi nhiệt luyện bị thay đổi không ổn định, Ram có tác dụng sắp xếp và bố trí lại các phân tử sao cho ổn định. Độ cứng càng giảm khi ram càng lâu. Bên cạnh đó cần đảm bảo đúng thời gian nung để hoàn toàn chuyển pha các tổ chức.

Người ta thường sử dụng phương pháp tôi thể tích đối với dòng thép SKD11 có thành phần cacbon cao. Người ta cắt mẫu để đo trọng tâm và độ cứng bề mặt, song quá trình cắt phải không sinh ra nhiệt.

Trong trường hợp xảy ra hiện tượng nứt, có thể do gia tăng tốc độ nhiệt quá lớn, các giai đoạn nhiệt không được phân cấp khác nhau. Ngoài ra, nếu không ram kịp sau khi làm nguội cũng dẫn đến nứt do ứng suất trong mẫu quá lớn. Hoặc tốc độ và môi trường làm nguội cũng gây ảnh hưởng, vì vậy bạn cần chú ý đến các thông số này.

Ứng dụng của thép tấm SKD11

  • Thép tấm SKD11 được sử dụng cho các mục đích sau:
  • Làm khuôn đột, khuôn dập nguội, khuôn gạch không nung.
  • Làm dao xả băng tôn, dao chấn tôn, dao xả băng inox, dao cắt thép, dao hình.
  • Làm trục điều hướng, trục cán, trục khuỷu, trục truyền động.
  • Làm các chi tiết chịu tải như bánh răng, con lăn.
  • Làm dao cắt phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày
Ứng dụng của thép tấm SKD11
Ứng dụng của thép tấm SKD11

Lý do bạn nên bảo quản thép tấm SKD11

  • Tránh những khu vực có chứa axit, muối,…khi bảo quản thép tấm SKD11. Bởi vì các chất này sẽ gây ra phản ứng hóa học do khả năng bay hơi và làm bào mòn thép tấm.
  • Tránh để thép tấm SKD11 tiếp xúc mặt đất trực tiếp, nên kê một thanh gỗ lớn bên dưới. Khoảng cách phù hợp so với mặt đất khoảng 30cm nhằm tránh hư hại sản phẩm.
  • Tránh đặt thép tấm bên cạnh các loại sắt thép khác sẽ gây gỉ sét.
  • Sử dụng mái che hoặc bạt vào mùa mưa để hạn chế các yếu tố thời tiết tác động đến. Không nên xếp chồng thép tấm quá nặng hoặc quá cao.
  • Bề mặt thép tấm nên lau sạch và dùng dầu bôi lên khi xuất hiện dấu hiệu gỉ sét.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về thép SKD11. Nếu có nhu cầu mua loại thép này, bạn hãy liên hệ đến công ty Thép Hợp Nhất. Tại đây chuyên cung cấp những sản phẩm thép chất lượng với giá cả phải chăng nhất.

>> Tìm hiểu thêm: Thép SS400 là gì? Đặc điểm của thép SS400 cho ai chưa biết

 Liên hệ để được tư vấn thêm tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP HỢP NHẤT

  • Trụ sở chính: 1/5N Đường số 18B, KP10, P. Bình Hưng Hòa A, Bình Tân
  • Nhà máy: A6/9C Đường Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
  • Hotline: 0916.20.11.22 Mr Vũ
  • Email: sales@luoithephan.com – eng.nguyenvu@gmail.com